Đại hội toàn trường đại học (ĐH) Hoa Sen diễn ra với tổng số đại biểu đủ tư cách tham dự là 431 đại biểu, trong đó số đại biểu tham dự được ủy quyền là 353 (chiếm tỉ lệ 81,90%). 269 đại biểu có mặt là nghiên cứu viên, giảng viên, cán bộ quản lý của trường.
Ngoại trừ khoảng 15 phút gián đoạn đầu đại hội, bởi một số đại biểu đã phản ứng gay gắt việc tiến hành đại hội toàn trường lần này của Hoa Sen và cho rằng không đúng quy định mà, một trong những căn cứ mà đại biểu đưa ra dẫn chứng, là nội dung trong công văn 297/GDĐT-TC của sở Giáo dục và đào tạo TP.HCM. Ông Nguyễn Trung Đức, một đại biểu và là cổ đông đã bị mời ra khỏi đại hội do vi phạm quy chế đại hội và phản đối của nhiều đại biểu trước hành động tự xen ngang quy trình ban tổ chức đang làm. Thời gian còn lại, đại hội diễn ra đúng quy trình, với phần trình bày các báo cáo và đại biểu cho ý kiến thảo luận, đóng góp.
Các đại biểu tại đại hội sáng 31.5 nghe tâm sự của ông Trần Hà Nam, người gầy dựng và lèo lái đaịh học Hoa Sen hoạt động theo hướng phi lợi nhuận từ những ngày đầu thành lập. Ảnh: Trung Dũng
Trong đó, đại hội tập trung tập trung vào các nội dung như báo cáo tổng kết năm học 2013 -2014, báo cáo của ban kiểm soát, phương hướng năm học 2014-2015, góp ý dự thảo sửa đổi quy chế liên quan đến trường đại học tư thục hoạt động không vì lợi nhuận, quy chế tổ chức hoạt động và tài chính nội bộ…
Trả lời nhanh thắc mắc pháp lý của một đại biểu, bà Bùi Trân Phượng, phó chủ tịch HĐQT, hiệu trưởng ĐH Hoa Sen, cho biết ngày 10.12.2014, Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định số 70/2014/QĐ-TTg ban hành Điều lệ trường đại học, có hiệu lực thi hành từ ngày 30.1.2015; trong đó quy định chi tiết về tổ chức của trường đại học tư thục hoạt động không vì lợi nhuận. mà theo đó, kể từ ngày 30.1.2015, trường đại học tư thực hoạt động không vì lợi nhuận sẽ không tổ chức đại hội đồng cổ đông mà thay vào đó là tổ chức Đại học toàn trường. Bà Phượng cho biết thêm, về cơ sở pháp lý tổ chức thì ban tổ chức đã nhờ văn phòng luật sư tư vấn “nhà trường đã làm hoàn toàn đúng theo quy định”, bà Phượng nói.
Ông Trương Quốc Tụy cho rằng vì tiền mà gây ra nhiễu loạn, ảnh hưởng đến quyền lợi sinh viên, uy tín nhà trường là tội ác. Ảnh: Trung Dũng
Báo cáo tổng kết năm học 2013 – 2014, ông Đỗ Sỹ Cường, phó hiệu trưởng phụ trách công tác đào tạo của ĐH Hoa Sen cho biết, dù trải qua một năm “sóng gió”, đặc biệt thời điểm giữa năm khi một nhóm cổ đông (chiếm 30% cổ phần) có những thông tin, hành động gây nhiều loạn tình hình trường nhưng công tác tuyển sinh ẫn thành công. Tính đến thời điểm báo cáo, chỉ tiêu tuyển sinh toàn trường đạt 92,3%, trong đó chương trình chính quy đạt 95,5% và các chương trình hợp tác quốc tế đạt 63,8%.
Về cơ cấu ngành nghề theo hình thức đào tạo và bậc đào tạo trong năm học 2013-2014 gồm: 21 ngành bậc đại học chính quy; 14 ngành liên thông CĐ lên ĐH chính quy; 10 ngành bậc cao đẳng chính quy; 3 ngành liên thông TCCN lên CĐ; 2 ngành bậc trung cấp chuyên nghiệp; 3 ngành bậckỹ thuật viên cao cấp. Tổng số sinh viên hệ chính quy của trường là 9.640, sinh viên thuộc chương trình liên kết đào tạo là 361.
Năm học 2013-2014, toàn trường có 2.015 sinh viên tốt nghiệp, trong đó riêng hệ đại học là 966 sinh viên. Cấp 03 suất học bổng (HB) tài năng, 96 suất HB khuyến học, 111 HB vượt (tổng kinh phí tương đương 1.868.000.000 đồng), hoãn học phí cho 1810 Sinh viên.
Khảo sát tình hình việc làm của sinh viên sau tốt nghiệp, với kết quả: ba tháng có 83,14% (đợt 1/2014), sáu tháng có 91,40%(đợt 2/2013), một năm có 98,01%(đợt 1/2013).
Đại hội không biểu quyết thông qua các văn bản như báo cáo tổng kết, dự thảo sửa đổi quy chế liên quan đến trường đại học tư thục hoạt động không vì lợi nhuận, quy chế tổ chức hoạt động và tài chính nội bộ nên phần tạo ra không khí trao đổi sôi nổi, đa chiều là phần thảo luận liên quan đến định hướng phát triển của trường sau những lùm xùm thời gian qua. Trong đó, qua những tràng pháo tay dài, biểu quyết thông qua ý kiến các đại biểu chiếm tuyệt đại đa số, phần nào phản ánh nguyện vọng của các đại biểu là muốn trường sớm ổn định, ủng hộ phát triển theo hướng không vì lợi nhuận.
T. Dũng
» Nội tình đại học Hoa Sen qua “đại hội bất thường”
» Vì sao cổ đông đại học Hoa Sen “sợ” cụm từ “phi lợi nhuận”?
» Lãnh đạo đương nhiệm đại học Hoa Sen phản bác vụ “đại hội bất thường”
» Đã làm đại học phi lợi nhuận thì đừng tư lợi
» Quyền lợi của cổ đông ra sao khi ĐH Hoa Sen chính thức ‘không vì lợi nhuận’?