>> Hotline đặt báo & quảng cáo: 0909005730
>> Danh sách các đại lý, sạp báo bán Tạp chí Người Đô Thị
NHÂN VẬT ẢNH BÌA
Tháng 10 này là vừa tròn một năm bà Huỳnh Bích Ngọc - Phó Chủ tịch Thường trực Tập đoàn Thành Thành Công quay lại đảm đương thêm vị trí Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty cổ phần Thành Thành Công - Biên Hòa (TTC Sugar) trong bối cảnh thị trường bất lợi, còn Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN bắt đầu có hiệu lực với ngành đường, từ ngày đầu tiên của năm 2020.
Hạn ngạch dỡ bỏ. Hàng rào thuế hạ xuống còn 5% từ mức 40% - 80% tùy chủng loại. Cánh cửa hội nhập mở rộng làm dấy lên ở đâu đó những lo ngại cho vận mệnh ngành, gắn chặt với cơm áo của hàng trăm ngàn hộ nông dân.
Người Đô Thị có cuộc trò chuyện với bà Huỳnh Bích Ngọc và con gái Đặng Huỳnh Ức My – người đang cùng đang tham gia điều hành TTC Sugar.
Khuê Anh
2020: năm báo ứng của thiên nhiên? (PGS-TS. Lê Anh Tuấn). Trung bình cứ 1 MW công suất lắp máy thủy điện thì ít nhất khoảng 1 ha rừng nguyên sinh, rừng tự nhiên, kể cả rừng trong khu bảo tồn bị hủy diệt và không có cơ may phục hồi…
Lũ lụt hại dân: Thiếu giám sát thủy điện hại rừng (Phan Sông Ngân). Lũ lụt gây sạt lở, chết người, ngập lút nhà dân tràn lan ở nhiều tỉnh, thành khi các thủy điện xả lũ không thể chỉ đổ cho trời đất, thiên tai…, cho các “nhân tai” thành ngoại phạm, ẩn núp sau các lý do “biến đổi khí hậu, thời tiết cực đoan”...
Chú Năm To, ngôi trường nhỏ và bài học lớn (Võ Diệu Thanh). Nhà chú Năm To cũng gần như một cái quán võng lớn, nhưng khi chú không thu tiền, các em bỗng thấy mình cần có trách nhiệm hơn với từng cái võng mình nằm, với từng câu nói mình thốt ra. Sự tử tế lây truyền từ chú Năm lan qua những em đầu tiên rồi lan truyền suốt mấy chục em…
Lạc giữa Nam Mỹ mùa dịch bệnh (Khải Đơn). Nếu người miền Tây để những lu nước bên vệ đường cho kẻ bộ hành lỡ khát, thì nhiều tháng ròng rong ruổi giữa Nam Mỹ, khi vùng đất phân mảnh và kiệt quệ về bệnh dịch, tôi tìm thấy những “lu nước” của lòng thiện ẩn mình đâu đó trong những con người xa lạ không nói cùng ngôn ngữ. Họ xuất hiện, hành động và từ biệt…
Doanh nghiệp địa ốc đua nhau mở sở thú: Bảo tồn động vật hay kinh doanh? (Linh Đan). Liên tiếp gần đây nhiều dự án địa ốc, kinh doanh nghỉ dưỡng của các doanh nghiệp bất động sản lớn được phê duyệt đều có hạng mục sở thú, với quy mô từ vài trăm đến hàng ngàn ha dành cho bảo tồn động vật hoang dã. Đây là trào lưu đáng mừng cho hoạt động bảo tồn động vật hoang dã tại Việt Nam hay đáng lo ngại cho một phương thức kinh doanh mới núp bóng sở thú, tận dụng các chính sách ưu đãi thuế, đất đai… dành cho hoạt động bảo tồn? Người Đô Thị giới thiệu góc nhìn của một nhà nghiên cứu động vật đang thường xuyên công tác, nghiên cứu tại châu Âu và châu Phi.
Sách giáo khoa xưa không chỉ là ký ức! (Phúc Tiến). Những kinh nghiệm hay đẹp - không chỉ trong sách giáo khoa mà cả một nền giáo dục kết hợp tinh hoa dân tộc và quốc tế, sau ngày đất nước thống nhất đã không được kế thừa đầy đủ. Thậm chí, nhiều kinh nghiệm và nhiều con người làm giáo dục, tạo nên vốn quý đó, bị gạt ra bên ngoài, phiêu bạt ngang trái qua nhiều chân trời khác...
Tiếng xình xịch chạy dọc đường Nam bộ (Nguyễn Trương Quý). Nỗi “hoài niệm còi tàu” tăng lên khi những cuộc chiến tranh hủy hoại không thương tiếc hệ thống đường sắt, vốn là huyết mạch các nền kinh tế cũng như đường tiếp vận cho các hoạt động thời chiến. Cuộc giằng co ưu thế của những cung đường sắt trả bằng máu của vô vàn con người...
Di sản của “ông Khai Trí” (Hoàng Phương Anh). Chào hỏi vài câu xã giao, tôi mới biết anh bạn trẻ này là láng giềng thân thiết của đồng nghiệp tôi. Giao lưu được một lúc, gia chủ giới thiệu: “Người ngồi cạnh anh là cháu nội của ông Khai Trí đó”. Lúc còn bé khoảng 10 - 12 tuổi, hàng tuần tôi được bố hoặc anh trai dắt ra Nhà sách Khai Trí trên đường Lê Lợi…
Người Già Chuyện: Một tiên chấp hai tinh
Phát triển đô thị biển nhìn từ bài toán chi phí và lợi ích (TS. Bùi Đại Dũng). Phát triển các đô thị biển sẽ đem lại lợi ích to lớn nhiều mặt cho đất nước với lợi thế so sánh tầm toàn cầu. Tuy nhiên, trong mọi quyết định luôn tồn tại sự đánh đổi giữa “được” và “mất”. Phát triển đô thị biển sẽ đối diện trước các khả năng tổn thất về môi trường, đa dạng sinh học, cảnh quan tự nhiên và giá trị các khu vực di sản, lịch sử...
“Đô thị tiến biển” là tiến như thế nào? (Trần Trung Chính). “Tiến biển bằng đô thị” là một cuộc tiến bài bản, hay bị lôi kéo bởi những lợi ích kinh tế ngắn hạn, nhái “mẫu đô thị đồng bằng” (chia lô bán nền) khắp các miền núi, hải đảo?
Nhật ký Sharing mùa bão lũ lịch sử (Nguyễn Thế Thanh). Khi chứng kiến hai cơn bão liên tiếp đẩy nhiều gia đình vào cảnh “màn trời chiếu đất”, bà Mai Thị Hạnh một lần nữa đã quyết định dùng tiền đóng góp và vận động thêm của anh chị em trong đoàn trao tặng ngay 6 căn nhà cho 6 hộ dân 3 tỉnh Quảng Nam, Quảng Trị và Quảng Bình…
Hà Nội bảo thế là thường: lớp nghĩa mới cho những điều xưa cũ (Mai Anh Tuấn). Cuốn sách mới của Nguyễn Trương Quý đang gây chú ý văn đàn. Hà Nội của Nguyễn Trương Quý chỉ thật sự riêng khác khi anh cấp thêm những lớp nghĩa mới, nhất là lớp nghĩa mang tính cách văn hóa thị dân…
Không ai đánh thức (trích tiểu thuyết Biên sử nước của nhà văn Nguyễn Ngọc Tư). Tám năm sau Sông, nhà văn Nguyễn Ngọc Tư mới trở lại với thể loại tiểu thuyết: Biên sử nước. Được sự đồng ý của Phanbook và tác giả Nguyễn Ngọc Tư, Người Đô Thị trân trọng giới thiệu đến độc giả chương 10 của cuốn tiểu thuyết đặc biệt này.
Tranh truyện: Đào tạo kỹ năng mới (Mớ)
Nghệ thuật chữa lành (Trâm Anh). Sầu Đông là một dự án vô cùng đặc biệt và thành công sau nhiều lần tổ chức, khi khóa học tập trung hướng đến những bạn trầm cảm, rối loạn tâm lý. Trong 3 - 6 tháng, các bạn được học về chuyển động; được học vẽ, nhạc, kịch… với mục đích là được bộc bạch, được giải tỏa tinh thần mà không cần dùng lời nói.
Tìm lối thể hiện mới với sơn - khảm (Nguyễn Đình). Khảm trai, sơn mài… hai nghề truyền thống Việt tồn tại cả ngàn năm, khi kết hợp vào lĩnh vực hội họa, cả hai tự tôn nhau lên, làm nền cho nhau cùng tỏa sáng, bằng ngôn ngữ thể hiện mới của Nguyễn Xuân Lục - họa sĩ sơn mài, xuất thân từ làng nghề khảm trai Chuôn Ngọ...
Cua “ăn chay”, chị Hai chết thèm! (Tấn Tới). Những phiên bản mới về cua nấu chao vẫn âm thầm nở hoa, đơm quả dọc miền duyên hải Tây Nam bộ nhờ có một số đầu bếp dám đột phá hương vị, tạo dấu ấn riêng.
Dự án cộng đồng: “Thị dân sống khỏe: Đối diện ung thư”
- Phòng ngừa ung thư: không dễ nhưng cũng chẳng khó (GS-TS-BS. Bùi Duy Tâm, TS-BS. Phạm Hùng Vân). Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ khẳng định, có thể giảm ngay 50% nguy cơ ung thư bằng cách thay đổi lối sống…
- Nhạc sĩ Quốc Bảo vượt thoát u tuyến yên (Hữu Đức - Hoàng Khải). Chia sẻ với báo chí tại sự kiện ra mắt album đầu tay của học trò - ca sĩ Trini mới đây, nhạc sĩ Quốc Bảo cho biết sau 8 năm kiên trì điều trị căn bệnh u tuyến yên, sức khỏe của anh đã cải thiện rất nhiều, tạo hứng khởi để anh thực hiện dự án đĩa than kỷ niệm 30 năm viết nhạc sắp tới…
- Cách chặn viêm gan C không thành ung thư (GS-TS-BS. Phạm Hoàng Phiệt)
- Uống nấm linh chi đỏ trị u màng não? (TS-BS. Nguyễn Tiến Quang)
- Nguy cơ di truyền ung thư buồng trứng (BS-CK2. Nguyễn Ngọc Anh)
Cùng nhiều thông tin đời sống đô thị thú vị khác, Người Đô Thị số 102 với giá bán: 21.600 đồng, phát hành rộng rãi trên các sạp báo toàn quốc từ ngày 29.10.
Trân trọng mời bạn đọc,
Người Đô Thị
>> Hotline đặt báo & quảng cáo: 0909005730