HoREA: đánh thuế từ căn nhà thứ 2 sẽ giúp thị trường lành mạnh

 13:59 | Thứ tư, 02/11/2016  0

HoREA cho rằng việc đánh thuế bất động sản, nhất là đối với người có từ nhà thứ 2 trở đi sẽ giúp thị trường bất động sản phát triển minh bạch, bền vững, phòng chống việc đầu cơ, giúp tăng nguồn cung và tạo thêm cơ hội cho người có nhu cầu thật tiếp cận nhà ở, đồng thời tăng nguồn thu cho ngân sách Nhà nước.

Sắc thuế này cũng đồng thời định hướng các nhà đầu tư thứ cấp thành lập doanh nghiệp kinh doanh bất động sản thay vì kinh doanh cá thể như hiện nay.

HoREA tính toán, Luật Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp hiện nay quy định thuế suất 0,03% với diện tích đất ở trong hạn mức; 0,07% đối với phần diện tích đất ở vượt không quá 3 lần hạn mức; và thuế suất 0,15% đối với phần diện tích đất ở vượt trên 3 lần hạn mức.

Trong khi giá đất tính thuế theo bảng giá của thành phố chỉ bằng khoảng 30% giá đất thị trường, nên mức thuế phải nộp rất thấp so với giá trị thật. Ví dụ: căn nhà 100m2 ở đường Đồng Khởi theo giá thị trường hiện hơn 1 tỉ đồng/m2, tuy nhiên theo bảng giá đất hiện tính là 162 triệu đồng/m2 thì mức giá phải tính thuế là 16,2 tỉ đồng. Theo đó mức thuế phải nộp là 16,2 tỉ đồng x 0,03% = 4,86 triệu đồng/năm - thấp hơn giá trị thị trường nhiều lần.

Đây mới là thuế sử dụng đất trực thu mà người sở hữu nộp hàng năm trong khi Việt Nam cũng chưa đánh thuế tài sản nhà ở. HoREA cho rằng nhiều nước trên thế giới đã đánh thuế bất động sản (bao gồm cả nhà và đất), là một nguồn thu ngân sách hàng năm ổn định, bền vững cho địa phương. Theo đó, hiệp hội đề xuất nghiên cứu các giải pháp cụ thể như sau:

1. Không thu thuế này đối với nhà ở xã hội; nhà ở tái định cư; nhà ở thương mại có giá trị dưới 1 tỉ đồng; nhà cấp 4 trở xuống;

2. Không thu thuế này đối với các hộ gia đình dù đã có một căn nhà nhưng diện tích dưới mức bình quân (đối với TPHCM diện tích bình quân là dưới 10m2/người) nay mua thêm nhà thứ 2, thứ 3... nhưng tổng diện tích các căn hộ nhỏ này chỉ dưới 200m2;

3. Trong giai đoạn đầu nên áp dụng mức thuế suất vừa phải, phù hợp với sức dân;

4. Đối với người có từ căn nhà thứ 2 trở đi thì áp dụng thuế suất tài sản phụ trội tùy theo số lượng và giá trị tài sản;

5. Cần hoàn thành nhanh việc cấp sổ đỏ cho các bất động sản nhà ở;

6. Cần xây dựng, hoàn thiện hệ thống thông tin dữ liệu quốc gia, trong đó có cơ sở dữ liệu nhà ở quốc gia, liên thông các ngành, các tỉnh và được cập nhật theo thời gian thực, nhất là phải hoàn thành cấp thẻ căn cước công dân, xác định mã số định danh cá nhân, để biết rõ người đang sở hữu nhà ở.

Tuyết Ân

» Đánh thuế căn nhà thứ 2: Nhà giàu, sếp lớn lộ tài sản ngầm

» Đánh thuế căn nhà thứ 2: “Chưa chắc nhà nước đã thu được thuế nhiều hơn”?

» HoREA kiến nghị Chính phủ ra “sắc thuế sử dụng đất ở” để tăng tính minh bạch

 » HoREA kiến nghị doanh nghiệp bất động sản được tính bù trừ thu nhập

 » Nam Long công bố dòng nhà ở EhomeS giá từ 599 triệu đồng

» TP.HCM: Doanh nghiệp địa ốc 'chê' xây nhà ở xã hội

» CBRE: Các trung tâm thương mại sẽ khó khăn do mô hình kinh doanh thay đổi

» Bất động sản 2016: xu hướng tăng giá, cẩn trọng với tăng trưởng nóng

 

 

bài viết liên quan
TAGS
để lại bình luận của bạn
có thể bạn quan tâm

Đọc tin nhanh

*Chỉ được phép sử dụng thông tin từ website này khi có chấp thuận bằng văn bản của Người Đô Thị.