Kết quả khảo sát lương 2016:

Mức tăng lương cho người lao động đang giảm dần

 23:23 | Thứ tư, 12/10/2016  0

Kết quả khảo sát lần này được xem là bảng báo cáo lương, thưởng có dữ liệu lớn nhất Việt Nam tính đến nay, được thu thập từ 244.526 nhân viên tại 557 công ty thuộc 76 ngành nghề trên cả nước.

Theo đó, mức tăng lương trung bình năm 2016 của khối doanh nghiệp trong nước là 9,3% so với năm 2015 tăng 9.7%; trong khi khối doanh nghiệp nước ngoài có mức tăng lương trung bình năm 2016 là 8.9% so với năm trước là 9.0%.

Mức tăng của cả hai khối đã giảm khá mạnh nếu so với mức tăng lương cao nhất trong 5 năm qua là vào năm 2011, với khối doanh nghiệp trong nước tăng lương 15.2% và khối doanh nghiệp nước ngoài tăng trung bình 12.7%.

Tỷ lệ tăng lương so với tỷ lệ lạm phát & GDP

Theo khảo sát, mức lương trung bình của các doanh nghiệp trong nước thấp hơn các doanh nghiệp nước ngoài là 31%. Trong đó, độ chênh lệch giữa 2 khối công ty này theo từng cấp bậc: nhân viên, chuyên viên và quản lý lần lượt là 20%, 30% và 38%.

Đặc biệt, khi so sánh mức lương giữa vị trí quản lý và nhân viên, độ chênh lệch lương giữa 2 vị trí này ở các công ty nước ngoài lớn hơn hẳn các công ty trong nước, phản ánh mức độ đầu tư ngân sách cho nhân tài ở các công ty nước ngoài cao hơn, chưa tính đến các chế độ phúc lợi khác.

Các ngành công nghệ cao, sản xuất, dược và hóa chất là 4 ngành có tỷ lệ tăng lương cao nhất với mức 10%; trong khi đó các ngành giáo dục, ngân hàng và dầu khí có mức lương tăng thấp, lần lượt là 7.5%, 6.7% và 5.0%.

Trong năm 2015, tỷ lệ nghỉ việc của nhân viên tại các công ty nước ngoài giảm không đáng kể, trong khi tại các công ty trong nước lại tăng đến 10%. Tại các công ty nước ngoài, 3 ngành nghề có tỷ lệ nhân viên nghỉ việc cao nhất là bán lẻ (39.2%), dược (17.0%), công nghệ (16.2%); các ngành có tỷ lệ nghỉ việc thấp lần lượt là hóa chất (8.6%) và dầu khí (5.7%).

Khi so với mức trung bình trên thị trường thì ba ngành có mức lương - thưởng thực tế cao nhất thuộc về dầu khí (67%), tài chính ngân hàng (12%) và hóa chất (11%) trong khi ba ngành có mức lương – thưởng thực tế thấp nhất là bán lẻ (28%), bất động sản (15%) và sản xuất (12%).

Những ngành nóng về tuyển dụng trên thị trong năm qua thuộc về các vị trí quản lý kinh doanh, chuyên viên kinh doanh – tiếp thị và quản lý tiếp thị.

Tuyết Ân

» Ngành sales dẫn đầu nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp

» Lương nhân công dệt may tăng 12%, cao hơn mặt bằng lương chung

» Xu hướng đào tạo nhân lực nào cho nền kinh tế hội nhập?

» Giảm 50% thuế thu nhập cá nhân cho nhân lực công nghệ cao làm CNTT

» QTSC: Kiến nghị chú trọng nâng cao chất lượng đào tạo nhân lực IT

» Under 30 Summit: Băn khoăn về giá trị và sự khác biệt thế hệ

bài viết liên quan
TAGS
để lại bình luận của bạn
có thể bạn quan tâm

Đọc tin nhanh

*Chỉ được phép sử dụng thông tin từ website này khi có chấp thuận bằng văn bản của Người Đô Thị.