TP.HCM lập đường dây nóng nhận phản ánh, góp ý về chống ngập

 14:57 | Thứ tư, 15/03/2017  0

Người dân TP.HCM đã có đường dây nóng để phản ánh về tình trạng ngập - Ảnh: TL

Thực hiện chỉ đạo của Bí thư Thành ủy Đinh La Thăng, ngày 14.3, UBND TP đã chỉ đạo UBND các quận 1, 4, 7, 8 và các huyện Bình Chánh, Nhà Bè lập đường dây nóng để người dân phản ánh các vấn đề liên quan đến dự án giải quyết chống ngập do triều khu vực TP.HCM có xét đến yếu tố biến đổi khí hậu.

Trong khi đó, Sở Giao thông vận tải TP sẽ điều tiết, phân luồng giao thông đường bộ, đường thủy nhằm đảm bảo giao thông thông suốt trong quá trình thi công công trình chống ngập. Đồng thời, cơ quan này còn triển khai đầu tư đồng bộ đường kết nối với cầu trên cống kiểm soát triều Mương Chuối trên địa bàn huyện Nhà Bè. 

Ngoài ra, UBND TP.HCM cũng chỉ đạo UBND quận 4 phối hợp với Sở Tài nguyên - Môi trường tổ chức giám sát việc khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường tại cống kiểm soát triều Bến Nghé, phường 12 không để xảy ra ô nhiễm nguồn nước tại khu vực.

Trước đó, vào tháng 2.2017, Bí thư Thành ủy TP.HCM Đinh La Thăng nói rằng sẽ cho lập đường dây nóng để tiếp nhận thông tin được người dân phản ánh về những vấn đề của TP.HCM. Hàng ngày, Văn phòng Thành ủy TP.HCM sẽ tổng hợp để báo cáo trực tiếp lên cho Bí thư Thành ủy để ông kịp thời nắm tình hình và chỉ đạo xử lý.

Bên cạnh việc lập đường dây nóng, UBND TP.HCM cũng vừa ban hành kế hoạch tổ chức thực hiện đề án tăng cường xử lý vi phạm về quản lý, sử dụng đất đai giai đoạn đến năm 2020.

Theo kế hoạch, trong năm 2017, TP.HCM sẽ thanh tra việc chấp hành pháp luật trong quản lý đất đai của UBND cấp huyện, cấp xã.

Năm 2018, TP sẽ thanh tra việc quản lý, sử dụng đất tại các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu kinh tế. Trong đó, tập trung tổ chức thanh tra việc quản lý, sử dụng đất tại 3-5 khu công nghiệp, cụm công nghiệp có dấu hiệu vi phạm.

Còn trong năm 2019, TP.HCM thanh tra việc quản lý, sử dụng đất tại các cơ sở sản xuất kinh doanh ngoài khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu kinh tế có dấu hiệu vi phạm pháp luật đất đai. Trọng tâm là việc giao đất, cho thuê đất, nhận chuyển nhượng, chuyển mục đích sử dụng đất, việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất tại các cơ sở này.

Giai đoạn cuối vào năm 2020, TP sẽ tập trung thanh tra việc chấp hành pháp luật đất đai trong quản lý, sử dụng đất trồng lúa trên phạm vi toàn TP.HCM.

Dự kiến trong tháng 11.2020, các sở ban ngành, UBND các quận huyện và UBND cấp xã có trách nhiệm báo cáo kết quả thực hiện đề án.

Phan Diệu - Một Thế Giới

» Đừng lãng phí, TP.HCM có thể thu được ít nhất 350 tỉ đồng mỗi tháng từ vỉa hè

» TP.HCM: Kinh hoàng sụp cống dưới kênh Nhiêu Lộc

» Kẹt xe kinh hoàng, người Sài Gòn bất lực dưới mưa

» Chốt phương án đầu tư gần 20.000 tỷ đồng mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất

» 'Cáp treo vào sân bay Tân Sơn Nhất chỉ là ý tưởng vui'

» TP.HCM sẽ hỗ trợ nghiên cứu đề án cáp treo vào Tân Sơn Nhất

» Cáp treo vào Tân Sơn Nhất: Một giờ vận chuyển 4.500 người

» TP.HCM đề xuất tăng chuyến bay đêm nhằm giảm kẹt xe

» Kẹt xe cả ngày khắp thành phố, người đi đường kiệt sức

» Thu phí sử dụng xe hơi vào trung tâm - bữa trưa không miễn phí

» Bí thư Thăng: Trung tâm Chống ngập ôm nhiều việc quá!

» Năm 2017, TP.HCM có thêm 80 dự án cầu đường để giải quyết nạn ùn tắc

» TP.HCM sẽ giải quyết dứt điểm tình trạng ngập nước tại trung tâm

» Tranh cãi đề án thu phí ôtô vào trung tâm TP.HCM

» Ngày chủ nhật không ôtô ở Singapore

» Bí thư Thăng: ‘Giải quyết ngay kẹt xe để yên dân’

» TP.HCM: Xây cầu hình N ở vòng xoay Nguyễn Kiệm - Nguyễn Thái Sơn

» TP.HCM chi hơn 1.000 tỷ giảm ô nhiễm môi trường ở Đa Phước

» TP.HCM không yêu cầu người dân chứng minh xe chính chủ

» 250 triệu USD xây tuyến metro vào sân bay Tân Sơn Nhất

» “Đừng để các địa phương tự quy hoạch, đua nhau làm sân bay, cảng biển”

» Đường sắt Việt Nam tốc độ cao qua giải trình của Bộ Giao thông

» TP.HCM: Hơn 41.000 tỷ đồng xây dựng tuyến metro số 5

» Trang đời mới của thương xá TAX Sài Gòn

» Đề xuất làm cầu vượt và hầm chui vào sân bay Tân Sơn Nhất

» TP.HCM: Nhiều ôtô, xe máy ngập gần 2m trong hầm

» TP.HCM cần 97.000 tỷ đồng cho quy hoạch thoát nước đến năm 2020

» TP.HCM: sau mưa lớn, đường lại biến thành sông

» TP.HCM: lãnh đạo Sở “tái mặt” khi bị hỏi về chống ngập

» 41 năm và một ước mơ

» Đột phá nào để giảm kẹt xe, ngập nước ở TP.HCM?

bài viết liên quan
TAGS
để lại bình luận của bạn
có thể bạn quan tâm

Đọc tin nhanh

*Chỉ được phép sử dụng thông tin từ website này khi có chấp thuận bằng văn bản của Người Đô Thị.