Uniqlo, thương hiệu bán lẻ thời trang toàn cầu đến từ Nhật Bản, vừa tổ chức sự kiện kỷ niệm cột mốc 4 năm hoạt động tại Việt Nam. Cũng trong dịp này, Uniqlo mang đến hoạt động tuần lễ cảm ơn với thông điệp “Cảm ơn Việt Nam - Luôn vẹn tin yêu” đang diễn ra đến ngày 7.12 trên cửa hàng toàn quốc và hệ thống bán hàng trực tuyến.
Ông Nishida Hideki, Tổng Giám đốc Uniqlo Việt Nam tại sự kiện kỷ niệm 4 năm diễn ra vào 30.11.
Ông Nishida Hideki, Tổng Giám đốc Uniqlo Việt Nam, cho biết: "Từ những trang phục thường ngày đơn giản, chất lượng, LifeWear trở thành một phần thiết yếu trong cuộc sống của hàng triệu người Việt Nam, mang đến niềm vui và nguồn cảm hứng tích cực khi được khoác lên mình một trang phục tốt. Trong bốn năm vừa qua, chúng tôi đã không ngừng nỗ lực để kiến tạo những giá trị thiết thực cho xã hội, nuôi dưỡng thế hệ tài năng trẻ và hỗ trợ cộng đồng. Trong thời gian tới, chúng tôi sẽ nâng cao hơn nữa chất lượng sản phẩm, mang đến trải nghiệm mua sắm tốt nhất, đồng thời cam kết đóng góp cho sự phát triển dài hạn của Việt Nam”.
Số lượng cửa hàng bán lẻ của Uniqlo tăng gần gấp bốn lần so với năm đầu tiên. Từ khi chính thức ra mắt thị trường Việt Nam vào tháng 12.2019 đến nay, Uniqlo đã vận hành 22 cửa hàng tại 4 tỉnh thành trên cả nước, gồm TP. HCM, Hà Nội, Hải Phòng, Bình Dương và một cửa hàng trực tuyến. Nhiều cửa hàng có quy mô lớn và mang tính biểu tượng như cửa hàng Uniqlo Hoàn Kiếm, Saigon Centre, Đồng Khởi trở thành địa điểm mua sắm yêu thích của không chỉ khách hàng địa phương mà còn du khách quốc tế.
Tính đến năm 2022, tỷ lệ các sản phẩm Made in Vietnam tại cửa hàng trong nước là hơn 50%. Bên cạnh mở rộng hệ thống cửa hàng bán lẻ, Uniqlo cũng nỗ lực gia tăng tỷ lệ các sản phẩm LifeWear Made in Vietnam tại cửa hàng trong nước. Khách hàng đã có cơ hội tiếp cận các trang phục LifeWear chất lượng cao và tự hào được sản xuất tại bởi người Việt Nam. Nhiều sản phẩm chủ chốt, đòi hỏi quá trình sản xuất tiên tiến, kỹ thuật cao như áo khoác phao lông vũ Ultra light down, áo giữ nhiệt Heattech, áo khoác giả lông cừu… cũng đều được sản xuất tại Việt Nam.
Hệ thống thanh toán tự động đang đưa vào hoạt động ở các cửa hàng lớn.
Trong bốn năm vừa qua, Uniqlo cũng nỗ lực đổi mới để thích ứng với xu hướng phát triển và nhu cầu mua sắm của khách hàng. Sự ra đời của cửa hàng trực tuyến vào nam 2021, gồm phiên bản website và app dành cho điện thoại, hoạt động song song cùng cửa hàng bán lẻ. Sau hai năm ra mắt, app đã đạt 2,5 triệu lượt tải xuống.
Đầu năm nay, Uniqlo tiếp tục triển khai hệ thống thanh toán tự động tại một số cửa hàng lớn để hỗ trợ quá trình thanh toán nhanh chóng, chính xác và thuận tiện hơn. Khách hàng chỉ cần đặt các sản phẩm yêu thích vào máy và thực hiện thanh toán. Toàn bộ quá trình kiểm tra và tính toán đơn hàng hoàn toàn tự động. Điều này giúp rút ngắn thời gian chờ đợi thanh toán của khách hàng.
Quá trình sản xuất các sản phẩm Uniqlo của Tập đoàn Fast Retailing - công ty mẹ của Uniqlo, đã gián tiếp tạo ra khoảng 240.000 việc làm cho lao động địa phương. Tại các cửa hàng, Uniqlo đào tạo khoảng 1.000 nhân viên, trong đó, hơn 70% cửa hàng trưởng là người Việt. Nhiều nhân viên là người khuyết tật cũng được nhận vào làm việc tại các cửa hàng.
Thương hiệu cũng hợp tác với Trung tâm Khuyết tật và Phát triển DRD để tuyển dụng, hỗ trợ và tạo cơ hội việc làm bình đẳng cho đối tượng người khuyết tật.
Hơn 50% sản phẩm bán tại Việt Nam là sản xuất tại Việt Nam.
Thương hiệu cũng phối hợp với các tổ chức xã hội để triển khai nhiều chương trình hỗ trợ cộng đồng, nổi bật là hoạt động thu gom quần áo đã qua sử dụng, phân loại và trao tặng đến những người thực sự cần, tạo ra vòng đời ý nghĩa hơn cho trang phục; hay dự án “Mang nước uống sạch đến với đồng bằng sông Cửu Long”, góp phần bảo vệ sức khỏe cho gần 3.000 học sinh, giáo viên đang chịu ảnh hưởng nghiêm trọng tại các khu vực nhiễm mặn.
Gần đây nhất, Uniqlo công bố sẽ đóng góp toàn bộ doanh thu từ bộ sưu tập UTme! (tính đến cuối tháng 12.2023) tại bốn cửa hàng Vincom Phạm Ngọc Thạch, Hoàn Kiếm, Đồng Khởi, Saigon Centre cho Quỹ Hy vọng để góp phần xây trường cho các em nhỏ tại Mù Cang Chải.
Trâm Anh