Mỗi người, mỗi cá thể, có rất nhiều nguyên nhân đưa đến trầm cảm. Thứ nhất, về yếu tố gene của gia đình. Tức là tiền căn gia đình có người mắc rối loạn lo âu hoặc bệnh lý về tâm thần kinh. Bản thân ít cởi mở, sống nội tâm, ít chia sẻ thì dễ bị stress. Hoặc quá cầu toàn, cái gì cũng tốt 100%, quá chăm chút, không chấp nhận sự sai sót… thành ra lúc nào cũng căng thẳng và stress và lâu ngày dễ bị rối loạn lo âu.
Và cũng tùy thuộc tuýp thần kinh (mạnh, trung bình, yếu). Đối với người có tuýp thần kinh mạnh thì mọi thứ chẳng có vấn đề gì, thậm chí sau khi đánh nhau, cãi nhau lại vui vẻ bình thường. Nhưng lại có những người như sếp cau mày một chút đã suy nghĩ không biết mình làm sai điều gì, hoặc mọi người góp ý một chút đã buồn, trầm… những người này rất dễ stress, căng thẳng.
Thành ra đối với bệnh lý trầm cảm hay rối loạn lo âu gồm rất nhiều tác nhân, đặc biệt là trong môi trường làm việc. Hoặc là cứ bị stress ngắn hạn, căng thẳng, lâu ngày dồn nén dễ đưa đến trầm cảm.
Trong điều trị trầm cảm có nhiều phương pháp và nhiều giai đoạn. Ảnh: TL
Chúng ta cần hiểu rằng: ở giai đoạn nào nên đến gặp chuyên gia nào? Ví như, ở giai đoạn đầu, khi mới chỉ bị trầm buồn chúng ta có thể gặp chuyên gia tâm lý giúp giải tỏa khúc mắc và thay đổi cách nhìn sự vật hiện tượng. Bên cạnh đó nên kết hợp tập thể dục, thể thao, thư giãn sẽ đưa bạn về trạng thái cân bằng.
Nhưng, nếu đã ở giai đoạn mất ngủ, tổn thương lên những cơ quan thật sự, thậm chí xuất hiện những ý nghĩ tiêu cực như tự sát thì phải gặp bác sĩ chuyên khoa về tâm thần, họ sẽ sử dụng hóa dược can thiệp trong giai đoạn đó, hy vọng bệnh được ngăn chặn lúc đó và tốt hơn. Nhưng nếu đã rối loạn tư duy thì không thể tác động tâm lý, những tác nhân đã không còn giá trị bởi tư duy đã bị rối loạn.
Hiện nay có khá nhiều bảng trắc nghiệm trầm cảm để mọi người tự kiểm tra mình có bị trầm cảm hay không. Có bảng chỉ 10 câu hỏi có đáp án yes/no, có bảng thì 25 câu hỏi và đáp án chia thành 4 mức độ. Những bảng trắc nghiệm đó chỉ là một trong những quy trình để chẩn đoán bệnh, những test đó chỉ hỗ trợ cho việc chẩn đoán không thể lấy bảng nào cho bệnh nhân tự test, sau khi thấy có những điểm đó rồi đưa ra chẩn đoán có trầm cảm hay không.
Người bác sĩ phải khám trên lâm sàng, hỏi bệnh, quan sát, nhìn, sờ, hỏi, nghe... gồm nhiều triệu chứng đưa vào trong triệu chứng và phải đầy đủ các triệu chứng trong hội chứng, thời gian xuất hiện triệu chứng đó bao lâu vào trong khung chẩn đoán, sau đó các bác sĩ chuyển qua bộ phận cận lâm sàng, tức là test tâm lý để so với triệu chứng đúng của bệnh chứ không phỉ làm test rồi mới xác định triệu chứng của bệnh hay không. Do đó phải có một bác sĩ khám trực tiếp, còn những test tâm lý chỉ là hỗ trợ lâm sàng.
Tùy mức độ và giai đoạn, nếu bị tác động bởi một stress nhẹ như chuyện tình cảm, ảnh hưởng nghề nghiệp, trong giai đoạn đầu có thể buồn một chút, bệnh nhân có thể đến chuyên gia tâm lý để người bệnh có thể cởi mở ra, có cái nhìn đúng về sự vật hiện tượng và có cách giải quyết. Nhưng để lâu ngày sẽ chuyển sang bệnh lý thật sự, được gọi là bệnh lý về tâm thể, tác động thật sự lên cơ thể người. Bệnh nhân có thể mất ngủ, tim đập nhanh, bồn chồn, đau đầu thì giai đoạn đó cần một bác sĩ chuyên khoa tâm thần, hiểu biết về mặt tâm lý điều trị.
Nếu bệnh nhân bị trầm cảm mà ở mức độ nặng có dấu hiệu loạn thần, tức là bệnh nhân đã suy nghĩ đến cái chết, thậm chí xuất hiện tiếng nói trong tai, nói bệnh nhân tội lỗi, vô dụng thì đó là hiện tượng ảo thanh, bệnh nhân có thể tự sát. Trong giai đoạn này không chữa trị về mặt tâm lý mà chuyển sang điều trị rối loạn tư duy, phải dùng hóa dược, dùng những thuốc chống trầm cảm, chống hoang tưởng, vitamin nhóm B chống stress, thuốc tăng cường tuần hoàn não, thuốc để bệnh nhân có những giấc ngủ để trở về trạng thái bình thường. Giai đoạn đó cần bác sĩ chuyên khoa về mặt tâm thần.
Trong điều trị trầm cảm có nhiều phương pháp và nhiều giai đoạn. Ở giai đoạn sử dụng thuốc khi có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa thì buộc lòng phải sử dụng. Tại vì vừa uống thuốc, vừa kết hợp tâm lý để thư giãn, tập thể dục thể thao, ra ngoài tiếp xúc… thì việc điều trị tốt hơn.
Đối với bệnh nhân, người bác sĩ chỉ nói là: “bác sĩ chỉ giúp em 6 phần, 4 phần còn lại là: phải uống thuốc đúng giờ; tích cực thể dục thể thao, vận động thể lực; ra ngoài giao lưu tiếp xúc”. Và cũng tùy theo tính cách mỗi người. Có nhiều người có tính cách mạnh những bị bệnh, họ sẽ tích cực thì việc điều trị tốt hơn. Còn có những người thụ động, thậm chí không chịu điều trị, thì việc điều trị khó và kéo dài hơn.
Trung bình, nhanh nhất khoảng 3 tháng điều trị bệnh sẽ tiến triển tốt. Nhưng cũng có những trường hợp kéo dài 6 tháng, thậm chỉ cả năm. Đương nhiên, khi đã ổn định vẫn phải tiếp tục điều trị với các liều duy trì, chứ không phải thấy khỏe rồi ngưng. Chúng ta phải giảm liều từ từ, thay thế những thuốc này bằng các loại thảo dược, tái khám với bác sĩ, nâng đỡ về mặt tâm lý, lên các kế hạch điều trị lâu dài, duy trì thì bệnh khá hơn.
BS-CK2. Trần Minh Khuyên (Chuyên khoa Tâm thần kinh - Trị liệu tâm lý, Phòng khám Bệnh viện Đại học Y dược 1, TP.HCM)