Thị trường vốn, dịch vụ vẫn góp lớn nhất vào GDP cả nước.
» Áp lực tăng trưởng hay câu chuyện cải cách thực chất?
» Tăng trưởng kinh tế ưu tiên chất hay lượng?
Nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng nhanh trong quý 2/2017, đạt 6,2%. Trong báo cáo kinh tế vĩ mô vừa công bố HSBC cho rằng bất chấp bức tranh kinh tế đầu năm khá ảm đạm, kết quả khả quan của Việt Nam trong quý 2 quay trở lại đã khẳng định nền tảng kinh tế mạnh mẽ của đất nước.
HSBC nhấn mạnh dữ liệu quý 2/2017 cho thấy rõ sự phụ thuộc của đất nước vào sản xuất công nghiệp và xuất khẩu cụ thể là khu vực có vốn đầu tư nước ngoài trong việc duy trì tăng trưởng.
Cụ thể, mức tăng trưởng GDP 6,2% của quý 2 là do sự gia tăng xuất khẩu và sản lượng công nghiệp mạnh mẽ, đặc biệt là trong lĩnh vực sản xuất mặt hàng điện thoại thông minh. Lĩnh vực dịch vụ, vốn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong GDP của cả nước, vẫn ổn định.
“Tốc độ tăng trưởng trong quý 2/2017 là tín hiệu khả quan cho các tháng còn lại của năm. Chúng tôi kỳ vọng nền kinh tế tiếp tục đà tăng này nhờ vào sự gia tăng mạnh mẽ về sản lượng nông nghiệp và sự tăng trưởng của đầu tư trực tiếp nước ngoài”, HSBC nhận định.
Việc Việt Nam tiếp tục nhận thêm đầu tư trực tiếp nước ngoài sẽ giúp tạo dựng những bước đệm về dự trữ quốc tế và đa dạng hóa theo hướng gia tăng giá trị cộng thêm cho sản xuất.
Đáng chú ý, HSBC đã quyết định giảm dự báo tăng trưởng kinh tế cả năm 2017 của Việt Nam từ 6,4% xuống còn 6%, do khởi đầu chậm chạp trong quý 1. Tăng trưởng trong quý 1/2017 chạm mức thấp nhất trong ba năm với mức 5,2%, chủ yếu là do xuất khầu mặt hàng điện tử sụt giảm.
Việc Công ty điện tử Samsung, vốn chiếm khoảng 20% tổng lượng xuất khẩu của cả nước, chấm dứt sản xuất điện thông minh Galaxy Note 7 đã ảnh hưởng đáng kể đến tăng trưởng kinh tế của Việt Nam, HSBC cho hay.
Trong quý 2/2017, sản xuất công nghiệp tăng lên do việc lắp ráp Samsung Galaxy S8 đã bắt đầu vào guồng. Chỉ số sản xuất công nghiệp trong quý 2 tăng 9% so cùng kỳ năm ngoái nhờ vào sản xuất thiết bị truyền thông tăng mạnh. Bên cạnh đó, lĩnh vực xây dựng cũng phát triển trong quý 2, tăng lên 12% so cùng kỳ năm (từ mức 4,8% trong quý 1).
Theo HSBC, lĩnh vực dịch vụ vẫn là một thế mạnh của Việt Nam nhờ vào nguồn lợi từ du lịch. Theo Tổng cục Thống kê (GSO), ước tính có khoảng 6,2 triệu khách du lịch đã đến Việt Nam trong nửa đầu năm 2017, tăng 30,2% so cùng kỳ.
Chỉ tính trong tháng 6, Việt Nam đã đón 950.000 khách du lịch, tăng 33,6% so cùng kỳ năm, dẫn đến sự tăng trưởng các ngành dịch vụ liên quan đến ẩm thực và chỗ ở.
Ngoại trừ trường hợp thiên tai, du lịch vẫn sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh trong thời gian còn lại của năm, đặc biệt là khi Chính phủ mở rộng danh sách các quốc gia được miễn thị thực vào tháng 6/2018.
HSBC cho rằng dù gặp phải một số trở ngại, triển vọng tăng trưởng của Việt Nam vẫn còn rất hứa hẹn và có thể được duy trì với điều kiện môi trường bên ngoài diễn biến tích cực và các cải cách kinh tế vẫn tiếp tục.
Bạch Dương
Theo Vneconomy
» Áp lực tăng trưởng hay câu chuyện cải cách thực chất?
» Tăng trưởng kinh tế ưu tiên chất hay lượng?
» Thống đốc: Sẽ không dùng ngân sách để xử lý nợ xấu
» “600.000 tỷ nợ xấu thì phải xác định 90% là tiền của dân, ngân hàng chỉ có 10%”
» Thủ tướng: “GDP không đạt thì phải kỷ luật”
» Bộ Tài chính dự báo nợ công Việt Nam có thể đạt đỉnh vào năm nay
» Chủ tịch Quốc hội: Cần thay đổi cách thức quản lý nợ công
» Chi 2,5 triệu USD/năm quảng bá, Việt Nam không tạo được điểm nhấn gì
» Kiểm tra tài sản 1.000 cán bộ cấp cao: “Không có vùng cấm, không né tránh”
» Đúng quy trình nhưng thiếu minh bạch!
» Chủ tịch Quốc hội: “Phải biết tội nào thì luật sư không thể làm ngơ”
» Không tính nợ doanh nghiệp, Ngân hàng Nhà nước vào nợ công
» Không chấm dứt đầu tư công tràn lan thì không hạn chế được nợ công
» Cử tri sốt ruột vì xe công, nợ công