Làm sao phát hiện sớm ung thư đường tiêu hóa?

 17:32 | Thứ năm, 25/06/2020  0
“Đối với bệnh nhân bị mắc các bệnh về đường tiêu hóa thì việc khám sức khỏe định kỳ có tầm quan trọng như thế nào để phát hiện sớm các bệnh đường tiêu hóa cũng như ung thư đường tiêu hóa? Với kết quả nội soi bình thường thì bao lâu mới cần nội soi lại?” - Anh Quang (TP.HCM)

Hệ tiêu hóa gồm có ống tiêu hóa và các cơ quan tham gia vào quá trình tiêu hóa như gan, mật, tụy, tạng. Với vai trò của ống tiêu hóa thì nội soi đóng vai trò hàng đầu trong thăm dò.

Tuy nhiên, việc thăm dò các cơ quan liên quan tới quá trình tiêu hóa như bệnh lý của gan, mật, tụy thì các thăm dò sàng lọc như xét nghiệm máu, chẩn đoán hình ảnh lại đóng vai trò rất cao.

Trên hết tất cả, chúng tôi khẳng định việc khám lâm sàng của bác sĩ cũng như kê khai đúng các triệu chứng của người bệnh đang có, cũng như tiền sử của gia đình, thói quen ăn uống, lối sống... có thể giúp bác sĩ hướng tới khả năng bệnh lý như thế nào. 

Với sàng lọc bệnh lý của đường tiêu hóa, nội soi đóng vai trò hàng đầu. Tuy nhiên, nếu trong nội soi đường tiêu hóa là hoàn toàn bình thường nhưng các xét nghiệm máu lại thể hiện đây là trường hợp thiếu máu rất rõ thì chúng tôi phải làm những thăm dò sâu hơn nữa, để xem liệu có phải viêm nhiễm đâu ở đường tiêu hóa, phần phụ như hệ tiết niệu...

Đối với một đường tiêu hóa mà nội soi bình thường thì những người dưới 40 tuổi có thể yên tâm. Nhưng những người trên 40 tuổi, qua những hình ảnh nội soi có thấy kết quả bình thường thì có thể yên tâm từ 5 - 10 năm.

Còn với những tổn thương thì phải phụ thuộc vào mức độ tổn thương, hình thái tế bào học mà các bác sĩ tìm thấy trên kết quả nội soi để đưa ra kết quả yên tâm về bệnh từ 3 tháng cho đến 5 năm...

PGS-TS. Nguyễn Thị Vân Hồng

(Nguyên Phó trưởng khoa Tiêu hóa, Bệnh viện Bạch Mai)

bài viết liên quan
để lại bình luận của bạn
có thể bạn quan tâm

Đọc tin nhanh

*Chỉ được phép sử dụng thông tin từ website này khi có chấp thuận bằng văn bản của Người Đô Thị.