» Bí thư Đinh La Thăng: Đừng để dân sống trong những căn nhà nguy hiểm
» TP.HCM xin cơ chế giải cứu hàng trăm chung cư cũ
Sở Xây dựng TP.HCM đã công bố danh sách các nhà đầu tư muốn tham gia cải tạo chung cư cũ theo chỉ đạo của Bí thư thành ủy TP.HCM Đinh La Thăng. Theo đó, có 24 nhà đầu tư đăng ký thực hiện đầu tư cải tạo, xây dựng mới thay thế các chung cư cũ.
Phần lớn các doanh nghiệp này tranh nhau các chung cư nằm ở các khu đất vàng quận trung tâm.
Chung cư cũ nằm ở đất vàng luôn nhận được sự quan tâm của doanh nghiệp Ảnh: Lê Quân |
Cụ thể, tại quận 1 có 98 lô chung cư cũ thì Tập đoàn C.T Group đã đăng ký tham gia tới gần 90 lô. Cạnh tranh với tập đoàn này tại địa bàn quận 1 còn có các công ty BĐS khác như Công ty TNHH MTV Phát triển Công nghiệp Tân Thuận, Công ty cổ phần Đầu tư Xây dựng Tuấn Lộc, Công ty TNHH Phát triển Phú Mỹ Hưng, Công ty cổ phần Đầu tư Phát triển nhà Gia Bảo và liên danh Vinaconex-Hoàng Sơn-Quân Anh.
Tại quận 3, có 35 trên tổng số 45 lô chung cư được các nhà đầu tư quan tâm. Đáng chú ý, tập đoàn Novaland muốn “ôm” tất cả 11 lô của chung cư Nguyễn Thiện Thuật.
Tại khu vực Bình Thạnh, Cư xá Thanh Đa cũng nhận được sự quan tâm đặc biệt của nhiều nhà đầu tư. Trong đó, gay cấn nhất là cuộc “đấu tay đôi” giữa Liên doanh NHO-VPG-TAG-NIBC-Bình Thạnh RESCO và Tổng công ty cổ phần Thương mại Xây dựng Vietracimex quan tâm đến cụm 8 lô số (đánh dấu bằng số 1,2,3,4…) của cư xá Thanh Đa. Riêng tại lô 4, ngoài hai doanh nghiệp trên, công ty cổ phần Năng lượng Thiên Ân cũng muốn tham gia vào đầu tư.
Cụm 15 lô chữ (lô được đánh dấu bằng chữ ABCD...) của cư xá này nhận được sự quan tâm của công ty TNHH Thương mại và Sản xuất Quản Trung.
Ngược lại sự với sự cạnh tranh khốc liệt ở các quận trung tâm, chung cư cũ tại các quận còn lại như quận 5 (203 lô), quận 6 (32 lô), quận Tân Bình (30 lô), quận 11 (30 lô),… nhận được rất ít sự quan tâm của các nhà đầu tư. Thậm chí, có quận không có doanh nghiệp nào muốn nhảy vào đầu tư.
TP.HCM hiện có 474 chung cư cũ xây dựng trước năm 1975, với tổng số 565 lô chung cư chiếm hơn 59 héc-ta diện tích đất với 26.362 căn hộ. Để đẩy nhanh tiến độ thực hiện chương trình xây mới thay thế các chung cư cũ, hư hỏng nặng trên địa bàn, Sở Xây dựng đã kiến nghị UBND thành phố phân công, ủy quyền cho UBND quận, huyện trong việc thực hiện cải tạo xây mới thay thế chung cư cũ.
Trong những lần đi thị sát và làm việc với các quận trên địa bàn TP.HCM, Bí thư Thành ủy Đinh La Thăng đã nhiều lần đề cập đến tính cấp bách trong việc cải tạo và xây mới các chung cư cũ, hư hỏng nặng trên địa bàn. Bí thư Thăng yêu cầu các cơ quan chức năng cần đẩy nhanh tiến độ di dời, giải tỏa tại các chung cư này nhằm đảm bảo an toàn tính mạng và tài sản cho người dân.
Tuy nhiên rong suốt một năm qua các phương án giải tỏa mặt bằng, thủ tục hành chính, lợi ích của doanh nghiệp và người dân đã vô tình tạo thành 'vòng kim cô' kìm lại giải pháp cải tạo chung cư cũ hiện nay ở TP.HCM.
Theo Bình Nguyên - Zing
» Doanh nghiệp địa ốc than trời với quy định “trái khoáy”
» Đau khổ trước 'cánh đồng bất tận' thủ tục
» TP.HCM lên tiếng việc 77 dự án thế chấp ngân hàng bị nêu tên
» Đô thị để sống và đô thị để ngắm
» Biệt thự - nơi lưu giữ ký ức trung tâm đô thị
» Bất động sản TP.HCM: Phân khúc cao cấp áp đảo thị trường
» Bí thư Đinh La Thăng: Đừng để dân sống trong những căn nhà nguy hiểm
» TP.HCM xin cơ chế giải cứu hàng trăm chung cư cũ
» Nên “thu phí phát triển” dự án nhà cao tầng
» Câu chuyện lịch sử về thành phố và khảo cổ học đô thị
» Giữ bản sắc đô thị trước “miệng cá mập”
» Sài Gòn thương cảng - Trăm năm nhìn lại
» Các đô thị Việt Nam phát triển thiếu bền vững
» Sài Gòn - đứa con phi danh tính của những cuộc quy hoạch
» Đô thị - như một cách kể về đời sống
» Sài Gòn sẽ nóng hơn với cao ốc Ba Son, Tân Cảng