Vai trò của chính quyền địa phương nhìn từ các sự cố môi trường

 21:37 | Thứ bảy, 27/08/2016  0

» Chết trong “cơn lốc tiền” Formosa

» Luật sư Trương Trọng Nghĩa: Phải điều tra và hoàn tất 'hồ sơ Formosa' làm cơ sở xử lý thảm họa

» Thảm hoạ Formosa: Pháp lý của việc bồi thường và quyền của người dân bị thiệt hại

» Formosa có đang hoạt động hợp pháp?

Tháng 7, ở Hà Nam, người dân huyện Thanh Liêm chặn xe chở rác vào nhà máy vì bãi rác lộ thiên gây ô nhiễm. Sang đến tháng 8, đến lượt người dân Ninh Khánh, Khánh Hòa bức xúc chặn đường, chặn xe vận chuyển chất thải cũng vì những lý do tương tự. Trong lúc đó, câu chuyện Formosa vẫn tiếp tục là tiêu điểm, khi liên tiếp nhiều vụ việc chôn lấp chất thải chưa được xử lý đúng cách của công ty này liên tiếp bị phát hiện. Chất thải độc hại được mang đi chôn lấp trái phép ở nhiều nơi, không chỉ ở Hà Tĩnh mà còn tận... Phú Thọ. Rồi ngay tại Hà Nội, Sở Tài nguyên - Môi trường phải thừa nhận chất lượng không khí đang suy giảm ở mức đáng lo ngại.

Không khó để thấy rằng, chất lượng môi trường sống dần trở thành mối quan tâm hàng đầu của người dân. Và môi trường mà trực tiếp là an toàn sức khỏe dân cư, chứ không phải kinh tế, đang là vấn đề tích tụ ngòi nổ của những bất ổn và xung đột.

Một phần của nhà máy Formosa Hà Tĩnh. Ảnh Văn Định

Thật đáng ngạc nhiên, nếu nhìn vào báo cáo chính trị của đại hội Đảng, chiến lược hay kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội dài hạn cũng như ngắn hạn của các cấp chính quyền, vấn đề về môi trường sống, và rộng hơn là phúc lợi của người dân địa phương lại là chuyện được đề cập sơ sài nhất. Mục tiêu phát triển của các địa phương vẫn là tốc độ tăng trưởng kinh tế, là thu hút đầu tư, là tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ... Khi nhìn vào những kế hoạch, những chương trình hoạt động lẫn các báo cáo, tôi có ấn tượng rằng, làm kinh tế, thành tích tăng trưởng mới là ưu tiên trong công việc của chính quyền chứ không phải là những thay đổi về phúc lợi trong cuộc sống hàng ngày của người dân địa phương. Trong khi xét về thực chất, ngành nghề sản xuất tại địa phương là gì; sản xuất bao nhiêu tấn lúa, hay nuôi bao nhiêu gia súc gia cầm; xây dựng nhà máy gì, ở đâu và sản xuất ra bao nhiêu vốn là vấn đề của thị trường, của khu vực tư, không cần đến bàn tay Nhà nước. Trong khi đó, chuyện nước sạch, chuyện rác thải, nước thải; xử lý vụ trộm cắp và cướp giật... những vấn đề thiết thân với đời sống hàng ngày của người dân lại được đề cập mờ nhạt trong chương trình nghị sự cũng như hoạt động thực tế của chính quyền.

Có thể thấy, đời sống kinh tế xã hội đã thay đổi sâu sắc so với thời điểm Việt Nam tiến hành đổi mới. Ở các vùng đô thị, những thay đổi này lại càng rõ nét, từ cơ cấu dân số đến thành phần dân cư; từ không gian sống và cơ sở hạ tầng; từ hoạt động kinh tế đến các dịch vụ xã hội. Tuy nhiên, vai trò, chức năng và tổ chức của chính quyền đô thị hầu như không có những điều chỉnh.

Theo tôi, đã đến lúc phải nhìn lại và định nghĩa lại vai trò và chức năng của chính quyền địa phương, đặc biệt là cấp chính quyền gần dân như cấp phường, xã. Chính quyền cần có sự chuyển đổi căn bản về chức năng, từ “quản lý nhà nước” sang phục vụ và cung cấp phúc lợi cho người dân.

Theo đó, chức năng kết quả hoạt động cụ thể của một chính quyền cơ sở cần được thiết kế và đo đếm, giám sát bằng chất lượng và hiệu quả cung cấp những dịch vụ công để phục vụ tốt hơn cho cuộc sống người dân địa phương. Đó là chất lượng môi trường sống, là số lượng cây xanh, là chất lượng không khí và nước sạch; là hệ thống xử lý rác thải; là an ninh và an toàn của người dân; là chất lượng đường sá, hệ thống thoát nước; là dịch vụ giao thông công cộng; là quy hoạch... Hiệu quả và hình ảnh của chính quyền, thay vì được đo đếm bằng những chỉ số tăng trưởng thì nên được nhìn vào mức độ hài lòng của người dân với chất lượng của dịch vụ và tiện ích công cộng gắn với đời sống hàng ngày của họ.

Phát triển kinh tế là tối cần thiết. Nhưng tăng trưởng kinh tế bằng mọi giá sẽ vô nghĩa nếu môi trường và chất lượng cuộc sống, phúc lợi và công bằng xã hội cho người dân không thay đổi. Và nói cho cùng, nếu một chính quyền địa phương làm tốt và đảm bảo phúc lợi cho người dân của mình, về dài hạn, đó là phương cách hiệu quả để thu hút được những nhà đầu tư, lao động từ các vùng khác tụ về và gián tiếp thúc đẩy kinh tế địa phương phát triển.

Nguyễn Quang Đồng

» Formosa có đang hoạt động hợp pháp?

» Dự án “khủng” Formosa đã đóng góp gì cho Việt Nam?

 Vẫn phát hiện chất kịch độc cyanua trong nhiều mẫu cá

» Thủ tướng phê bình cán bộ vô trách nhiệm trong vụ Formosa

» Thảm họa môi trường biển: Chỉ một người nhận hình thức kỷ luật

» Chết trong “cơn lốc tiền” Formosa

» Luật sư Trương Trọng Nghĩa: Phải điều tra và hoàn tất 'hồ sơ Formosa' làm cơ sở xử lý thảm họa

» Thảm hoạ Formosa: Pháp lý của việc bồi thường và quyền của người dân bị thiệt hại

» Thảm họa Formosa: đã làm được gì và còn phải làm gì?

» Bốn bài học rút ra từ thảm họa môi trường Formosa

» Vân Lâm: Thủ phủ Formosa, tâm điểm của ung thư

» Hậu sự cố Formosa: “phải rà soát lại tất cả dự án tại Việt Nam”

» Từ cá chết Vũng Áng đến Formosa: Nhìn lại quy hoạch môi trường

» Thảm họa Formosa: Từ cảnh báo di dân đến đề xuất ngừng hoạt động

bài viết liên quan
TAGS
để lại bình luận của bạn
có thể bạn quan tâm

Đọc tin nhanh

*Chỉ được phép sử dụng thông tin từ website này khi có chấp thuận bằng văn bản của Người Đô Thị.